
Sử dụng màng khò chống thấm là một trong những phương pháp khá phổ biến hiện nay trong việc chống thấm cho công trình. Tuy vẫn còn một vài nhược điểm, nhưng với những ưu điểm và độ cải tiến chất lượng ngày càng tăng thì vật liệu này đang ngày càng được ưa chuộng hơn. Hãy cùng tìm hiểu thêm chi tiết hơn về loại vật liệu này nhé!
1. Màng khò chống thấm là gì?
Màng khò chống thấm hay còn được biết đến với cái tên ngắn hơn là màng khò nóng (gốc Bitum) là một loại màng chống thấm dẻo, sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymers APP được chọn lọc (Atactic Poly Propylen). Đây là một loại vật liệu có khả năng chịu nhiệt tốt, chống thấm cao và đặc biệt là có khả năng chống tia tử ngoại UV.
Được sản xuất theo phương pháp Spunbond không đan bên trong màng, vật liệu chống thấm này chứa lớp Bitum polymer, có tác dụng bao phủ hoàn toàn lớp gia cố bằng lưới polyester. Điều này tạo ra tính cơ học và độ kết dính, đàn hồi cao cho màng.
2. Ưu điểm và nhược điểm của màng khò chống thấm
2.1. Ưu điểm
Đây là một trong những vật liệu chống thấm có khả năng chống thấm cao nhất hiện nay, ngay cả khi được thi công dưới môi trường áp suất hơi nước lớn.
Màng khò nóng còn được trang bị tính chịu tải lớn và độ đàn hồi cao nhờ vào đặc tính sản xuất, chịu xé và kéo rất tốt
Một ưu điểm khác cần kể đến chính là có thể chịu mỏi và chịu đâm thủng với cường độ lớn.
Sự thích ứng tuyệt hảo khi nhiệt độ thay đổi quá cao hoặc quá thấp.
2.2. Nhược điểm
Một trong những nhược điểm lớn nhất của vật liệu này chính là sự phức tạp, và khó khăn khi tiến hành thi công. Khác với những vật liệu chống thấm dạng lỏng; bạn cần thi công màng khò nóng với những dụng cụ chuyên nghiệp.
Khó áp dụng với những khu vực có bề mặt chật hẹp, góc cạnh.
3. Ứng dụng trong thực tế của màng chống thấm khò nóng
Màng khò chống thấm có thể được sử dụng ở nhiều loại công trình như:
Thi công, xử lý khe giữa 2 nhà liền kề
Chống thấm nhà vệ sinh
Chống thấm trần nhà, nền nhà, sàn mái
Chống thấm ngược hố thang máy
Chống thấm bể bơi, bể chứa nước ngầm, sân thượng
>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chi tiết sơn chống thấm trần nhà trước khi sử dụng
4. Quy trình thi công sử dụng màng chống thấm khò nóng
Vì yêu cầu đội ngũ thi công có trình độ cao, quy trình thi công màng chống thấm này cần thực hiện tuân thủ các bước dưới đây:
Đầu tiên bạn cần thực hiện khảo sát công trình nhằm dự kiến được định lượng, khối lượng vật liệu, mức nhân lực cần thiết để có thể dự trù kinh phí và thời gian thi công một cách chính xác nhất.
Tiếp theo là chuẩn bị bề mặt: Bề mặt thi công chống thấm cần được làm sạch bụi bẩn và tạp chất. Đặc biệt là sạch hoàn toàn các vảy bê tông. Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi tiến hành, bề mặt bê tông cần phải được đục bỏ những phần thừa và trám vá những phần lõm, tạo ra sự bằng phẳng cho bề mặt.
Quét một lớp mỏng sơn lót để tăng độ bám dính.
Dán màng: Khi dán màng, bạn cần sử dụng tới đèn khò gas, khò phần dưới của màng cho đến khi thấy mặt bitum chảy ra và dùng con lăn để loại bỏ các bọt khí giữa 2 bề mặt.
Lưu ý, khi chồng mép, bạn cần thực hiện tỉ mỉ ở các công đoạn, điều chỉnh màng chuẩn theo quy trình. Khò 2 lớp màng ở vị trí chồng mí cho đến khi bitum chảy và . dùng bay miết để tạo sự liên kết cao nhất.
Cuối cùng là ngâm thử trong nước và nghiệm thu công trình nếu không có vấn đề gì xảy ra.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về phương pháp chống thấm bằng màng khò chống thấm. Hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp bạn tìm ra được biện pháp bảo vệ thích hợp nhất cho ngôi nhà của mình khỏi tình trạng thấm dột.
>> Xem thêm:
Leave a Reply